Người tuổi thọ ngắn thường tập thể dục vào 3 “thời điểm” này: Dễ hạ đường huyết, bị chấn thương nghiêm trọng

Nếu cố chấp tập thể dục trong những thời điểm này, cơ thể bạn có thể sẽ gặp chấn thương nghiêm trọng.

Tập thể dục là phương pháp đơn giản giúp cải thiện sức khỏe và tăng cường tuổi thọ. Tuy nhiên, thói quen này nếu thực hiện không đúng cách sẽ làm giảm hiệu quả đáng kể, thậm chí còn gây hại sức khỏe. Dưới đây là 4 "thời điểm" cần tránh khi tập thể dục mà ai cũng nên nhớ để không gây phản tác dụng:

1. Khi bụng đói vào buổi sáng

Một số người thích dậy sớm và tập thể dục khi bụng đói, thế nhưng thói quen này có thể gây hại cho sức khỏe của bạn. Trong quá trình tập luyện, nếu dạ dày trống rỗng, năng lượng của cơ thể chủ yếu sẽ đến từ sự phân hủy chất béo, đồng thời các cơ cũng phân hủy glycogen trong cơ để tiêu hao năng lượng, từ đó tạo gánh nặng cho gan.

Không những thế, vào buổi sáng, độ nhớt của máu tương đối cao, nồng độ đường trong máu khi đói khá thấp, lúc này tập thể dục có thể gây chóng mặt, nôn mửa, thậm chí gây gây tổn thương dạ dày và chấn thương. Vì vậy, tốt nhất bạn nên ăn nhẹ trước khi tập luyện, và nên tập sau khi ăn 1 tiếng để tránh bị hạ đường huyết.

2. Khi đang bị ốm, đau nhức

Đây sai lầm nguy hiểm nhất mà nhiều người vẫn thường mắc, dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng cho cơ thể. Cơ thể bị ốm hay sốt cho thấy hệ thống miễn dịch của cơ thể đang suy yếu, dễ bị vi khuẩn, virus hay bệnh tật tấn công. Theo tiến sĩ Stephen Rice, Giám đốc Trung tâm Y tế Đại học Jersey Shore ở Neptune, Mỹ, mọi người nên tránh tập thể dục trong lúc ốm, sốt bởi vận động mạnh trong lúc này sẽ khiến cơ thể nóng hơn, đồng thời gây mất nước khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng.

Người tuổi thọ ngắn thường tập thể dục vào 3 “thời điểm” này: Dễ hạ đường huyết, bị chấn thương nghiêm trọng- Ảnh 1. 

Trong trường hợp cơ thể bạn đang đau nhức, việc cố tình tập thể dục cũng có thể khiến hậu quả trở nên trầm trọng hơn như gặp các chấn thương hay khiến những vùng đang đau nhức trở nên trầm trọng hơn.

Do đó, khi cảm thấy cơ thể không khỏe, bạn nên tạm ngừng việc tập luyện để tránh gây ra nhiều hậu quả khôn lường cho sức khỏe. Đặc biệt với người cao tuổi, khả năng miễn dịch của họ kém đi nhiều, vậy nên tốt nhất là phải dừng các hoạt động thể dục khi cơ thể ở trạng thái không bình thường.

3. Tập gắng sức ngay sau khi ăn

Sau khi ăn, cơ quan tiêu hóa cần được cung cấp một lượng máu lớn để thực hiện quá trình xử lý thức ăn. Nếu bạn tập thể dục vào thời điểm này thì cơ thể có xu hướng dồn máu vào các cơ xương khớp, gây ra hiện tượng thiếu máu cục bộ trong đường tiêu hóa. Điều ấy chính là nguyên nhân gây khó tiêu, gây viêm loét dạ dày, ruột...

Người tuổi thọ ngắn thường tập thể dục vào 3 “thời điểm” này: Dễ hạ đường huyết, bị chấn thương nghiêm trọng- Ảnh 2.

Vì vậy, mọi người cần phải chú ý tập luyện khoa học để vừa đạt được hiệu quả trong việc tập luyện, vừa tránh được những rủi ro không đáng có. Tốt nhất bạn nên tập thể dục sau khi ăn 30 phút đến 1 tiếng. Các cuộc vận động mạnh nên thực hiện 2 giờ sau khi ăn.

4. Khi đang dùng một số loại thuốc

Về việc dùng thuốc, nhiều người chỉ nghĩ đến việc nên uống trước hay sau bữa ăn. Thực tế, không chỉ ăn uống, vận động cũng liên quan mật thiết đến thuốc.

Sau khi uống thuốc, quá trình hòa tan và hấp thụ của thuốc trong cơ thể diễn ra trong khoảng 0,5 đến 1 giờ. Việc tập thể dục ngay sau khi uống thuốc sẽ khiến lượng máu đến nơi tập luyện nhiều, lượng máu ở dạ dày và ruột ít hơn, thuốc hấp thu chậm hoặc không hoàn toàn nên hiệu quả kém.

Đặc biệt, tập thể dục ngay sau khi dùng các loại thuốc như thuốc cảm lạnh, thuốc hạ huyết áp, thuốc hạ đường huyết, thuốc chống viêm cũng có thể tạo ra cách phản ứng có hại, làm bạn khó tập trung, cảm thấy mệt mỏi trong khi tập luyện, tăng nguy cơ chấn thương và trầm trọng thêm phản ứng có hại của thuốc.

(Tổng hợp)